
Mục Lục
Bước sang tuần thứ 11, thai nhi có sự phát triển như thế nào là câu hỏi của nhiều bà mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể thêm thông tin về điều đó.
Hành trình phát triển trong 9 tháng 10 ngày để những chú tinh trùng bé nhỏ gặp trứng để hình thành lên một đứa trẻ kháu khỉnh, xinh tươi quả đúng là một đều kỳ diệu. Do đó, hầu hết cha mẹ đều có cảm giác mong ngóng, tò mò đến sự phát triển của con qua từng ngày, từng tuần, từng tháng. Khi tuổi đời của trẻ đã bước sang tuần thứ 11, trẻ có những sự thay đổi mới khiến cha mẹ không khỏi ngỡ ngàng. Bài viết dưới đây chia sẻ cụ thể hơn với cha mẹ về điều này.
1. Sự phát triển về kích thước cơ thể
Nếu như ở tuần thứ 9, cơ thể trẻ dài 25 mm, tuần 10, con số đó là 30mm thì sang tuần 11, chiều dài cơ thể trẻ có sự thay đổi đáng kể khi kích thước cơ thể dài khoảng 4cm. Các bác sĩ nhân định rằng, bắt đầu từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 20, cơ thể của trẻ không thay đổi quá nhiều về kích thước, thay vào đó là sự phát triển của các bộ phận khác trên cơ thể của trẻ.

2. Các bộ phận tiếp tục hoàn thiện
Ở các tuần trước đó, trẻ đã bắt đầu phát triển các bộ phận xương mặt, mí mắt, … thì đến tuần 11, các bộ phận này trở nên hoàn thiện hơn, hướng đến sự phát triển hoàn thiện của trẻ.
Đặc biệt, trẻ bắt đầu phát triển vị giác trong vùng lưỡi của mình.
Cũng trong thời kỳ này, phần ruột của trẻ bắt đầu di chuyển từ dây rốn ra phía phôi.
Trong các tuần trước đó, cơ quan sinh dục đã hình thành và phát triển nhưng hình dạng bên ngoài của cơ quan này còn tương đối giống nhau, do đó, các bác sĩ siêu âm vẫn chưa thể nhìn rõ giới tính của thai nhi. Vì sự bình đẳng giới tính cũng như để trẻ có thể phát triển bình thường theo giới tính của mình, cha mẹ và gia đình không nên quá tò mò hay quan trọng về giới tính của trẻ.

Bước sang tuần thứ 11, các lớp da mỏng trong suốt bảo vệ phôi thai trong những tuần trước đó được thay thế bằng một lớp tế bào dẹt, sau này sẽ phát triển thành da.
Nhau thai tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng, đồng thời kích thước và số lượng mạch máu trong cơ thể của thai nhi cũng tăng lên.
Đến thời kỳ này, ruột của trẻ phát triển rất nhanh, được sắp xếp vào trong khoang bụng.
Thận cũng bắt đầu thực hiện chức năng của mình bằng việc bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé.
Trong não bộ của thai nhi, các khớp thần kinh được hình thành, chuẩn bị cho việc hoàn thiện não bộ trong những tuần tiếp theo.
3. Sự thay đổi của thai nhi về các phản xạ
Từ sự tách rời các ngón chân, ngón tay trong tuần thứ 10, sang tuần thai thứ 11, thai nhi bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Những ngón tay của bé có thể xòe ra và nắm lại, hoặc điều khiển cơ mắt nhắm chặt nếu muốn, miệng của thai nhi sẽ làm những động tác như đang mút.
Không những thế, mẹ sẽ ngạc nhiên hơn nếu như biết được trong những lúc bụng của người mẹ bị chèn ép, thai nhi sẽ phản ứng lại dù có thể mẹ không thể cảm nhận được điều đó.

4. Cơ thể người mẹ bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của thai nhi
Bước sang tuần thứ 11, tử cung của người mẹ có kích thước tương đương với kích thước của vùng xương chậu. Bên cạnh đó, người mẹ cũng có thể dễ dàng cảm nhận được tử cung nhô ra ở phía trên xương mu.
Ngoài ra, người mẹ cũng sẽ nhận thấy lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn so với những tuần trước đó.
Ở một số bà mẹ, tình trạng ốm nghén vẫn có thể xảy ra nhưng đã có những biểu hiện suy giảm. Mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn vặt nhiều hơn. Hãu tranh thủ những lúc đó để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể bạn để mang đến cho con một sức khỏe tốt nhất nhé.
5. Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?
Chứng ốm nghén thường xảy ra vào xung quanh bữa ăn tối khiến nhiều bà bầu bị đói do không thể ăn gì. Vậy thì hãy ăn thật nhiều vào buổi sáng để bù đắp lại nhé.
Lưu ý khi chăm sóc sắc đẹp như: dưỡng da, làm móng tay, làm tóc… Bạn sinh mổ hay sinh thường trong lần sinh trước và lựa chọn của bạn lần này. Không nên để vòng bụng bị bó chặt (chưa cần phải mặc quần áo quá rộng rãi).
Nếu bạn thấy nước bọt tăng tiết nhiều hơn thì cũng đừng vội lo lắng, nó sẽ nhanh chóng biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ thôi. Thực ra chưa ai biết chính xác nguyên nhân nhưng chắc chắn rằng nó hoàn toàn vô hại. Bạn có thể dùng bạc hà hay đánh răng với kem chứa bạc hà để làm giảm tình trạng này. Do các hormon thai kỳ tác động tới sức khỏe nướu lợi của bạn nên thời gian này có thể bạn sẽ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Các thức ăn cũng trở nên dễ bám vào răng và lợi khiến lợi hay bị chảy máu hơn. Điều này là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm và sâu răng. Vì vậy, bạn nên luôn chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng.
Nếu muốn giảm dần các loại nước uống mà trước đây bạn hay uống như: trà, cà phê, bạn có thể sử dụng các loại trà thảo dược phù hợp với các bà bầu. Cố gắng uống 8 cốc nước/ngày, nhưng hạn chế uống trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần trong đêm.
Nếu ngủ không ngon giấc, bạn hãy tập các bài thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ. Những giấc mơ kỳ lạ cũng thường rất phổ biến trong thời kỳ bầu bí và cũng là nguyên nhân khiến bạn thức giấc nửa đêm. Lúc này, bạn vẫn còn bị nghén và đến tuần thứ 12 hiện tượng này sẽ giảm đi.
Lưu ý thêm là bạn không nên nằm sấp khi ngủ nữa, như các chuyên gia nói rằng vị trí này làm tăng lưu lượng máu cho em bé. Một chiếc gối có thể giúp cho bạn nằm ngủ một bên thoải mái hơn. Nó cũng giúp cho những thai phụ ấm áp hơn nếu mang thai trong mùa đông.