Mẹ Thông TháiSức Khỏe

Hiện tượng thở gấp ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?

Hiện tượng thở gấp ở trẻ sơ sinh khá là phổ biến. Các bậc cha me không nên xem thường hiện tượng này, nếu thấy trẻ có biểu hiện thở gấp thì hãy đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Vậy hiện tượng thở gấp ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Những điều cần biết về nhịp thở của trẻ sơ sinh

Nhịp thở của  trẻ sơ sinh khác với người lớn. Do đường hô hấp của trẻ sơ sinh vẫn chưa thực sự hoàn thiện, do đó nhịp thở của trẻ giai đoạn vốn không hề đồng đều, có thể là những cơn thở ngắn, ngắt quãng rồi ổn định hoặc đôi khi thở hắt nhiều.

Nhịp thở bình quân của trẻ sơ sinh sẽ từ 40-60 lần/phút, so với 12-20 lần/phút ở người trưởng thành, cho thấy nhịp thở của bé thường nhanh hơn thông thường. Tuy vậy nếu trẻ thở nhiều hơn 60 lần/phút, điều này có nghĩa trẻ đã có dấu hiệu bất ổn về mặt sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ mắc viêm phổi cao.

Khi thở nhanh, thở gấp kéo theo nhịp tim của trẻ cũng đập mạnh. Thông thường nhịp tim của trẻ thường đập ít hơn 160 lần/phút, nhưng nếu nhịp tim nhanh hơn 160 lần, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ sơ sinh đến ngay chuyên khoa để được chuẩn đoán.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thở gấp ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân hiện tượng thở gấp ở trẻ sơ sinh là do hệ thống hô hấp của trẻ chưa ổn định. Trẻ thường thở bằng mũi nhưng giai đoạn này trẻ lại hay bị nghẹt mũi, tắc mũi do nước mũi tồn đọng bên trong.

Bên cạnh đó các nguyên nhân hệ miễn dịch kém, chưa thể tự điều khiển được hơi thở của bản thân… cũng khiến trẻ dễ dàng bị cảm cúm và hô hấp khó khăn hơn.

Khi trẻ sơ sinh đôi khi thở mạnh bất thường, cho thấy dấu hiệu suy yếu dần về sức khỏe, nhịp thở ngày càng không ổn định và làn da tím tái dần, có thể nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản là rất cao.

Hiện tượng thở gấp ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?
Nếu trẻ thở gấp, nhanh kèm theo làn da tím tái, nhịp tim đập mạnh có thể dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Trường hợp trẻ thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp như: chứng suy hô hấp hay khó thở thanh quản.

 Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực.

Trẻ sơ sinh đôi khi thở mạnh bất thường, cho thấy dấu hiệu suy yếu dần về sức khỏe, nhịp thở ngày càng không ổn định và làn da tím tái dần. Lúc này nên đưa trẻ đến bác sĩ để cấp cứu kịp thời.

Khắc phục hiện tượng thở gấp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thở gấp và mạnh có thể là một triệu chứng thông thường, nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhưng mối nguy hiểm về sức khỏe. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu thở mạnh nhưng đôi khi là thở khò khè, ngủ li bì nhiều hơn, sốt nhẹ, có thể bé đã bị nhiễm virus viêm phổi, viêm đường hô hấp rất nguy hiểm. Cần đưa đến bác sĩ để được chuẩn đoán.

Hiện tượng thở gấp ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?
Bố mẹ cần quan sát nhịp thở của trẻ để kịp thời phát hiện bất thường và đưa đến bác sĩ thăm khám

– Khi nào nên đưa bé đến bác sĩ:

+ Khi thấy nhịp thở của trẻ nhiều hơn 60 lần/phút.

+ Lỗ mũi loe, phồng lên khi thở cho thấy trẻ đang cố gắng thở.

+ Hơi thở đôi khi nghe như tiếng rít, khi áp tai sẽ thấy có tiếng the thé từ trong bụng kèm theo ho.

+ Có tiếng rên rỉ cuối mỗi hơi thở.

+ Các cơ ngực co bóp nhiều hơn bình thường, nhận thấy khi vén áo xem cơ bụng.

Để có thể kiểm soát và theo dõi được tình hình sức khỏe của trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần quan sát những biểu hiện trẻ sơ sinh thở mạnh thường xuyên và kĩ càng. Bằng cách quan sát nhịp thở của trẻ, đặc biệt là khi ngủ. Vén áo của trẻ để quan sát nhịp thở theo cơ bụng và độ lõm trên bụng. Đếm theo lần thở và so sánh so với nhịp thở bình quân đã đề cập ở trên.

0/5 (0 Reviews)
Back to top button