
3 tháng đầu là giai đoạn khá quan trọng đối với trẻ, là tiền đề cho sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bé có thể phát triển một cách tốt nhất.
Dưới đây là một số gợi ý để mẹ biết mình cần ăn gì trong giai đoạn này.
1. Các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
– Axit Folic: Ngay từ khi có ý định mang thai, các mẹ nên bổ sung thêm axit folic cho cơ thể vì nó có thể ảnh hưởng trự c tiếp đến sự phát triển não và cột sống của bé. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg axit trong thực phẩm của mình.

– Sắt: Khi mang thai, thiếu máu là tình trạng khó tránh khỏi. Vì vậy, bà bầu nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt để tăng cường hồng cầu cho cơ thể. Ngoài ra, thiếu sắt là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
– Can xi: Trong quá trình phát triển xương của bé, mẹ cần bổ sung một lượng canxi lớn. nếu không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, rất có thể thai nhi sẽ “ hút” canxi từ mẹ và có thể làm mẹ bị thiếu canxi và loãng xương sau khi sinh.
– Protein: Protein giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mỗi ngày, mẹ nên chú ý cung cấp cho cơ thể khoảng 70g protein để đảm bảo bé cưng có thể phát triển một cách an toàn.
2. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe cho mẹ và bé
– Súp lơ: Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Những ngày đầu mang thai mẹ có thể thêm món súp lơ xào thịt bò vào thực đơn của mình. Vừa có đủ axit folic và sắt “nhất cử lưỡng tiện” không nên bỏ qua đâu các bà bầu. Ngoài ra, các loại rau củ có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
– Họ hàng nhà đậu: Chứa khá nhiều protein cần thiết cho sự phát triển mô và cơ bắp bé. Chè đậu là một trong những món đơn giản và dễ làm nhất. Nhưng có một lưu ý là mẹ không cho quá nhiều đường vào chè.

Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…không chỉ chứa axit folic mà còn chứa 1 lượng vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể bé.
– Đậu phộng: Theo một nghiên cứu ăn đậu phộng khi mang thai có thể giảm khả năng dị ứng cho bé sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hạt dẻ, hạnh nhân hay đậu phộng đều rất phù hợp làm món ăn vặt để cho mẹ đỡ “ buồn miệng”.
– Trứng: Không chỉ chứa nhiều protein, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D. Nhiều mẹ bầu “ rỉ tai” nhau ăn trứng ngỗng sẽ giúp bé thông minh hơn sau khi sinh. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này. Trứng ngỗng không chứa nhiều protein như trừng gà nhưng chứa nhiều chất béo hơn. vì vậy, mẹ nên chú ý ăn trứng ngỗng để tránh tình trạng dư thừa chất béo.
– Thịt bò: Chứa rất nhiều sắt và vitamin D rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên, mẹ không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
– Sữa chua: Chứa nhiều Vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tố cho hệ tiêu hóa. Nó có thể giúp các mẹ ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý thêm về vấn đề trọng lượng vì giai đoạn này phụ nữ mang thai chỉ cần 300 calo mỗi ngày. Mẹ nên tránh tăng cân quá mức khi mang thai để tránh béo phì, tiểu đường bẩm sinh cho thai nhi và những hệ quả xấu khác.